18.  LỰC SĨ:   

 

Chúa Nhật 29/10,

tại Vận Động Trường Olympic Rôma

 

 

A

nh em không biết rằng trong một cuộc chạy đua thì tất cả đều chạy, song chỉ có một kẻ duy nhất sẽ đoạt giải hay sao? Vậy anh em hãy chạy để anh em có thể chiếm lấy nó!’ (1Cor 9:24)” (đoạn 1.1).

 

“Hôm nay chúng ta đang lắng nghe những lời này của Thánh Tông Đồ trong lúc chúng ta đang qui tụ tại Vận Động Trường Thế Vận Hội Rôma đây, một vận động trường một lần nữa lại được biến thành một thánh đường vĩ đại ngoài trời, như trong Cuộc Mừng Kỷ Niệm quốc tế cho giới thể thao năm 1984, Năm Thánh Ơn Cứu Chuộc” (đoạn 1.2).

 

Ngày nay việc chơi thể thao đã trở nên rất quan trọng, vì nó có thể khích lệ giới trẻ phát triển những giá trị thiết yếu, như lòng trung thành, sức kiên trì, tình bằng hữu, việc chia sẻ và sự đoàn kết. Chính vì lý do này mà những năm gần đây nó đã tiếp tục phát triển còn hơn là một trong những hiện tượng của tân kỷ nguyên này, hầu như thành một ‘dấu chỉ thời đại’ có thể cho thấy những nhu cầu mới và ước vọng mới của nhân loại. Các môn thể thao đã lan tràn khắp cùng ngõ hẻm của thế giới, vượt trên những khác biệt giữa các thứ văn hóa và các quốc gia” (đoạn 2.2).

“Vì những chiều kích có tính cách hoàn cầu nơi sinh hoạt thể thao này mà những ai tham gia vào các môn thể thao trên khắp thế giới có một trách nhiệm lớn lao. Họ được kêu gọi để làm cho các môn thể thao trở thành một cơ hội gặp gỡ và trao đổi, vượt lên trên và ở bên trên những trở ngại về ngôn ngữ, chủng tộc hay văn hóa. Thật vậy, các môn thể thao có thể đóng góp một cách tốt đẹp vào việc làm cho các dân tộc hòa thuận thông cảm nhau, cũng như vào việc thiết lập một nền văn minh yêu thương” (đoạn 2.3).

 

“Khả năng giáo dục và thiêng liêng của thể thao phải làm cho các tín hữu cũng như thành phần thiện tâm hiệp nhất lại với nhau để dứt khoát đối đầu với mọi ngóc ngách lệch lạc có thể xẩy ra, bằng cách nhìn nhận những ngóc nhách lệch lạc ấy như là một hiện tượng phản lại với việc trọn vẹn phát triển con người, cũng như phản lại với việc con người hoan hưởng đời sống. Phải hết sức cẩn thận bảo vệ thân thể con người khỏi mọi thứ nghịch phạm đến tính chất nguyên tuyền của nó, khỏi mọi thứ khai thác cũng như khỏi mọi thứ ngẫu tượng” (đoạn 3.2).

 

“Xem những Môn Chơi Thế Vận Hội ở Sydney mới đây, chúng ta cảm phục những thành đạt tài tình của các nhà lực sĩ giỏi giang, thành phần đã hy sinh mình qua nhiều năm, từ ngày này qua ngày khác, để chiếm được những kết quả ấy. Đó là lý lẽ của thể thao, nhất là các môn thể thao Thế Vận Hội; nó cũng là lý lẽ của đời sống, ở chỗ, nếu không biết hy sinh sẽ không đạt được thành quả quan trọng, hay ngay cả  được thực sự thỏa mãn nữa” (đoạn 4.2).

“Thánh Phaolô, một lần nữa, đã nhắc nhở chúng ta về điều này như sau: ‘Hết mọi lực sĩ tập làm chủ mình trong tất cả mọi sự. Họ làm như thế là để chiếm được một thứ vinh hoa tàn tạ, còn chúng ta được một thứ vinh hoa không nhạt phai’ (1Cor 9:25). Hết mọi người Kitô hữu được kêu gọi để trở nên một tay lực sĩ của Chúa Kitô, tức là, trở nên một chứng nhân trung thành và dũng cảm cho Phúc Âm của Người. Thế nhưng, để thành công, họ phải kiên trì cầu nguyện, tập luyện nhân đức và theo gương Thày chí thánh trong hết mọi sự” (đoạn 4.3).

 

“Thật vậy, Người thực sự là một tay lực sĩ của Thiên Chúa, bởi vì, Chúa Kitô là một Con Người ‘mãnh lực hơn’ (x Mk 1:7), Đấng vì chúng ta đã đương đầu với và khống chế được ‘đối phương’ là Satan, bằng quyền phép của Chúa Thánh Thần, nhờ đó Người đã khai lập vương quốc của Thiên Chúa. Người dạy chúng ta rằng, để vào hưởng vinh quang, chúng ta phải trải qua đau khổ (x Lk 24:26, 46); Người đã đi trước chúng ta trên con đường này, để chúng ta có thể theo bước chân của Người” (đoạn 4.4).

 

“Chớ gì Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm này giúp chúng ta tăng sức và kiên cường để đối diện với những cam go thử thách đang chờ đợi chúng ta ở lúc mở màn cho tân thiên niên kỷ thứ ba đây” (đoạn 4.5).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 1/11/2000, trang 1 và 2)